Tin tức

Lịch sử khẩn hoang vùng đất phương Nam bắt đầu từ khi nào?

Theo lịch sử ghi chép, lịch sử khẩn hoang vùng đất phương Nam gắn liền với công cuộc Nam Tiến của nước ta.

LỊCH SỬ KHAI KHẨN MIỀN NAM

Vùng đất phương Nam những ngày chưa khẩn hoang có gì đặc biệt?

Vào thế kỷ 13, Châu Đạt Quan, một nhà ngoại giao Trung Quốc nổi tiếng thời Nguyên Thành Tông khi đi sứ ở vùng đất Chân Lạp đã từng ghi chép lại rằng:

“Bắt đầu vào đất châu Bồ (vùng biển Vũng Tàu ngày nay), gần hết cả rừng là bụi rậm của rừng thấp. Những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành những chỗ trú xum xuê. Khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong sông, chỉ thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây. Xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy. Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó là những con đường dốc đầy tre dài hàng trăm dặm.

Hoặc như mô tả trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn mô tả vùng đất từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở lên hàng trăm dặm chỉ toàn là rừng:

“Đến đây xứ sở lạ lùng

Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh

Chèo ghe sợ sấu cắn chưn

Xuống sông sợ đĩa, lên rừng cọp um

“Chèo ghe sợ sấu cắn chưn”

Đó là những câu thơ nổi tiếng được viết, để nêu bật quang cảnh vùng đất phương Nam thời còn hoang vắng. Tuy có người đã đến, nhưng chưa chính thức trở thành vùng đất có chính sách cần khai khẩn nhanh.

Cũng trong tác phẩm này, ông Lê Quý Đôn miêu tả rằng: “Từ rất sớm, trên mảnh đất Phía Nam này, cư dân Việt vốn là những nông dân xiêu tán, hay những người thợ thủ công cùng khổ, những binh lính lao dịch bị lưu đài … đã buộc phải rời bỏ sớm làng mình vào Nam khai hoang, lập nghiệp. Để thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, của chiến tranh địch họa, của những nạn thiên tai”

Những cư dân Việt đầu tiên đặt chân về vùng đất phía Nam khai hoang rõ ràng đã đến trước khi chúa Nguyễn và  các vua triều Nguyễn thiết lập những đơn vị hành chánh, khẳng định vai trò chủ quyền ở trời Nam.

Trước khi những người nông dân lưu lạc về đây khẩn hoang (vào những năm đầu Công nguyên), vùng đất Nam Bộ được ghi chép lại là một vùng dân cư đặc sắc văn hóa Phù Nam, văn hóa Óc Eo. Là vùng tranh chấp giữa vương quốc Champa và Chân Lạp.

Những cư dân Việt lưu lạc, cùng khổ tìm đến khai khẩn vùng đất phương Nam

Tuy nhiên sau đó, văn hóa ấy sớm lụi tàn, nguyên nhân được các nhà nghiên cứu cho rằng :

  • Đó là sự chuyển biến trong cơ cấu dân cư, sự không thích ứng với những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, dưới thời Chân Lạp.
  • Do tình trạng chiến tranh liên miên giữa Chân Lạp và Cham Pa ở khu vực Trung Nam Bộ, Đông Nam Bộ. Bao gồm cả những đợt tấn công của Đế quốc Nguyên Mông và các nước Đông Nam Á.

Và trước khi các lưu dân Việt đặt chân đến, các cư dân người Khorme, dân tộc ít người đã và đang sống lẻ tẻ, rãi rác trên các đồi núi, giồng đất cao. Nhưng họ sống với số lượng người ít ỏi, trình độ thấp, khai phá chưa nhiều. Do đó, vùng Sài Gòn Gia Định vẫn là vùng đất tự do, vô chủ chờ khẩn hoang, xác lập chủ quyền.

Các cột mốc trong công cuộc khai khẩn miền Nam

  • Năm 1679: Dương Ngạn Địch và Trần Thắng Tài di dân người Hoa đến Cù Lao Phố, Biên Hòa, Mỹ Tho.
  • Năm 1715: Mạc Cửu cùng với người Khơ-me mở đất Hà Tiên chinh phục thiên nhiên, định kế lâu dài.
  • Năm 1698: Xuân Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn đã cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược : Lấy đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Gia Định thành huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Đất đai phương Nam lúc này mở rộng ngàn dặm, dân số được hơn bốn vạn hộ.
Phủ Gia Định từ 1698 đến 1802

Có thể nói, năm 1698 chính là cột mốc quan trọng và chính thức xác lập chủ quyền của người dân Việt trên vùng đất phương Nam mà họ đã bỏ công khai phá. Đó cũng chính là sự gặp gỡ đầy dung hòa giữa 2 nguyện vọng: Nguyện vọng sinh cơ lập nghiệp của nhân dân với Nguyện vọng mở cõi, phát triển củng cố đất đai của chính quyền nhà Nguyễn.

Tổng hợp theo Sơn Nam – Lịch sử khẩn hoang miền Nam

XEM THÊM:

Chuyên mục: Văn hóa Miền Tây

Theo dõi Fanpage: Hương Sắc Miền Tây